Trong ẩm thực của người Huế, mắm tôm chua là món ăn tuy dân dã nhưng lại chiếm được nhiều cảm tình của người thưởng thức. Với đầy đủ sự tinh tế được gửi gắm trong đó, mắm tôm chua Huế là đặc sản thường được khách du lịch lựa chọn làm quà tặng cho người thân.

Mắm tôm chua với vị chua cay của nước ngâm hòa quyện cùng vị ngọt của tôm tạo thành một loại thức chấm hoàn hảo cho mọi món ăn. Cùng tìm hiểu xem món mắm tôm chua này có gì thú vị và cách để tự làm món ăn đặc sản này ngay tại nhà nhé.
1. Mắm tôm chua – món chấm bình dị nhưng đậm đà của xứ Huế
Mắm tôm chua của Huế là một món rất dễ ăn và phổ biến cũng nhờ ở Huế, mùa tôm có quanh năm. Từng tháng khác nhau lại là mùa của từng loại tôm khác nhau như tháng 2, tháng 10 là mùa tôm đất; tháng 3, tháng 5 là mùa tôm sú… Bởi vậy mà người dân nơi đây đã nghĩ cách để chế biến ra món mắm tôm chua đặc sản Huế nổi tiếng thơm ngon.
Mắm tôm chua ăn với gì? Với hương vị đặc trưng chua ngọt rất lạ miệng, mắm tôm chua của Huế có thể kết hợp ăn cùng rất nhiều món ăn khác như cơm trắng, bánh chưng, bánh tét hoặc dùng làm nước chấm cho thịt luộc cũng rất ngon. Không chỉ dùng ăn kèm với các món ăn khác để tăng thêm phần hấp dẫn, món tôm chua này còn làm tăng thẩm mỹ cho mâm cơm nhà bạn nhờ màu sắc đẹp mắt từ món ăn.

2. Cách làm mắm tôm chua Huế và lưu ý khi bảo quản
Cách làm mắm tôm chua miền Tây chuẩn vị Huế thực ra rất đơn giản, bạn có thể tự tay làm món ăn ngon này theo các bước hướng dẫn cách làm mắm tôm chua tại nhà như sau:
2.1. Nguyên liệu chuẩn bị làm mắm tôm chua Huế
- 1 kg tôm tươi (nên chọn tôm bạc đất sẽ ngon hơn)
- 2 thìa bột gạo nếp
- 150 gam riềng
- 50 gram tỏi
- 50 gram ớt
- 1 chén rượu trắng ngon
- Lá ổi non
- Nẹp tre mỏng, gia vị cần thiết
2.2. Hướng dẫn chế biến mắm tôm chua kiểu Huế
Bước 1: Sơ chế
- Riềng đem gọt vỏ, rửa sạch, sau đó thái sợi nhỏ. Để riềng có màu trắng đẹp, sau khi thái bạn đem riềng ngâm với nước muối pha loãng.
- Tỏi bóc sạch vỏ, thái lát mỏng.
- Ớt đem bỏ hạt, thái lát thành miếng.
- Với tôm, bạn đem rửa sạch, bỏ đầu, rút chỉ đen ở lưng tôm để ráo nước.
- Chuẩn bị một thau sạch, sau đó đổ rượu trắng vào ngâm cùng tôm. Được khoảng 30 phút thì vớt tôm ra để ráo.
- Đun 2 thìa bột nếp với 200 ml nước đến khi hỗn hợp chuyển sang màu trong, sệt lại thì tắt bếp để nguội.

Bước 2: Tẩm ướp gia vị
- Cho tôm vào một chiếc bát sạch cỡ lớn, sau đó bạn cho riềng, tỏi, ớt đã sơ chế sạch vào cùng 2 thìa đường, 2 thìa muối, sau đó trộn đều.
- Khi tất cả đã trộn đều gia vị, bạn cho phần bột nếp được nấu chín vào trộn một lượt nữa.
Bước 3: Pha chế mắm tôm Huế chuẩn vị
- Bạn chuẩn bị một chiếc lọ nhựa hoặc thủy tinh trong suốt để có thể dễ dàng quan sát thành phẩm. Sau khi rửa sạch, để khô lọ mới sử dụng.
- Xếp tôm lần lượt vào, lớp trên cùng phủ một lớp lá ổi non, sau đó bạn có thể dùng nẹp tre hoặc vỉ để ép nguyên liệu không bị nổi lên.
- Đem hũ tôm vừa hoàn thành ra ngoài nắng phơi từ 5 đến 7 ngày. Tùy vào khẩu vị, bạn có thể cho tôm chua nhiều hoặc ít. Nếu thử thấy vị tôm đã như ý, bạn đem vào nơi mát để bảo quản hoặc có thể cất tủ lạnh ăn dần.

2.3. Bảo quản mắm tôm chua Huế
Mắm tôm chua sau khi được hoàn thành thì việc bảo quản sản phẩm cũng rất quan trọng. Tôm chua nếu được bảo quản ở vị trí thoáng mát, bạn có thể giữ được 2 tháng. Nếu được bảo quản trong tủ lạnh, sản phẩm có thể để được lâu hơn nữa. Nếu là mắm tôm chua đu đủ thì bạn nên sử dụng hết sản phẩm trong 1 tuần để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cùng theo dõi Ẩm thực Huế và nhấn lai page HuePost để biết thêm nhiều món ăn ngon của Huế nhé!